nội thất
News
recent

Gỗ cao su có tốt không ? Ưu và nhược điểm của gỗ cao su

Được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co giãn, vân gợn sóng đẹp, đa dạng về màu sắc và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau, gỗ cao su là loại gỗ thân thiện môi trường, được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng trong thiết kế nội thất. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng T&X tìm hiểu rõ hơn về loại gỗ cao su này nhé.

Gỗ cao su có tốt không?  Ưu và nhược điểm của gỗ

Cây cao su

Gỗ cao su là gì?

Cây cao su là loại cây thân gỗ nhiệt đới, thích hợp khu vực có nhiệt độ từ 22 - 30 độ C. Gỗ cao su còn được gọi là “parawood”, mọc ở rừng Amazon ở Brazil và du nhập vào Việt Nam vào những năm 1900 cho người Pháp đưa vào. Cho đến nay, những tỉnh Đồng Nai, Tây Nguyên cũng như khu vực Đông Nam Bộ là những vùng trồng nhiều cây cao su.

Gỗ cao su là loại gỗ nhẹ, giá rẻ được lấy từ cây cao su sản xuất mủ, nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất cao su tự nhiên. Sau khi cây trưởng thành (khoảng 9 năm) thì bắt đầu khai thác mủ. Việc khai thác mủ bắt đầu từ khoảng 9 năm và tiếp tục cho đến 30 năm. Sau đó gỗ cao su không còn sản xuất mủ nữa và được thu hoạch để làm đồ nội thất.

Lấy mủ cây cao su

Gỗ cao su thuộc nhóm mấy?

Cao su là loại gỗ có trọng lượng nhé, sức chịu đựng kéo, dễ bị mối mọt tấn công nên thuộc nhóm gỗ VII. Ban đầu gỗ cao su chưa được sử dụng trong nội thất do dễ bị mối mọt, thường bị bỏ đi hoặc dùng làm củi sau khi hết thời gian khai thác mủ. Tuy nhiên tới những năm 2000 với sự phát triển của các phương pháp xử lý hóa học, gỗ cao su đã đạt được chất lượng cao hơn, loại bỏ được các nhược điểm của gỗ, và được sử dụng nhiều trong nội thất gỗ. 

Gỗ cao su có an toàn, thân thiện không?

Cây cao su sau khi được khai thác mủ từ 26 – 30 năm thì cây cho sản lượng mủ cực thấp, khi đó sẽ phải thay thế cây cũ và trồng cây mới. Do đó cụm từ "thân thiện với môi trường" có nghĩa là gỗ được khai thác từ nguồn tái tạo, có thể khai thác bền vững, không gây lãng phí, cải thiện hệ sinh thái rừng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Gỗ cao su được khai thác

Gỗ cao su ghép thanh

Gỗ cao su ghép thanh là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ cao su tự nhiên nhỏ trở thành một tấm gỗ có kích thước lớn nhờ vào các loại keo chuyên dụng. Vì được ghép lại từ các thanh gỗ tự nhiên nên gỗ ghép mang vẻ đẹp bắt mắt, khả năng chống thấm và chống ẩm chịu lực tốt hơn gỗ công nghiệp. Các thanh gỗ để sản xuất gỗ ghép đều được đi qua quá trình xử lý, hấp sấy, tẩm sấy trên dây truyền hiện đại. Một số loại keo để tăng sự kết dính của gỗ là keo Phenol Formaldehyde (PF), Urea Formaldehyde (UF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).

Nhược điểm của gỗ cao su

- Nếu không được tẩm sấy, xử lý tốt gỗ dễ bị mối, mọt dẫn đến tuổi thọ ngắn.

- Màu sắc của sản phẩm có thể không đồng nhất hoặc dễ nhận thấy các thanh ván ghép bằng mắt thường.

- Gỗ cao su hút ẩm rất tốt, do đó không nên để nội thất làm bằng gỗ cao su ở ngoài trời hay những khu vực có độ ẩm cao.

Gỗ cao su ghép thanh

Ưu điểm của gỗ cao xu

- Gỗ từ cây cao su dễ dàng gia công, khả năng bám vít và bám sơn tốt.

- Gỗ cao su cung cấp độ bền tương tự như các loại gỗ cứng, cấu hình ổn định.

- Màu sắc tự nhiên đa dạng từ vàng đến nâu, vân gỗ độc đáo, thích hợp để sản xuất vật dụng nội thất.

- Gỗ thân thiện với môi trường, khi cháy không thải ra chất độc hại.

- Nội thất làm từ gỗ cao su có bề mặt mềm mại, tạo cảm giác thoải mái khi chạm vào.

- Nội thất gỗ cao su có giá thành rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.

Bàn làm việc làm bằng gỗ cao su

Ứng dụng của gỗ cao su trong nội thất

Gỗ cao su ít co giãn, có nguồn cung dồi dào và giá thành rẻ nên trở thành một trong những vật liệu ổn định để sản xuất đồ nội thất. Gỗ có thể sử dụng làm tủ kệ, bàn, giường...

Kệ tivi làm từ gỗ cao su

Giường làm từ gỗ cao su




Amin

Apollo

Không có nhận xét nào: